Trường Mẫu giáo Phước Vĩnh Đông

Kế hoạch văn hóa ứng xử

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG PHƯỚC VĨNH ĐÔNG
 
 
 
 

Số: 145/KH-MGPVĐ
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 

Phước Vĩnh Đông, ngày 27 tháng 3 năm 2027
KẾ HOẠCH
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
Năm 2024
                     
          Căn cứ Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT, ngày 12/4/2019 Thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GDĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non.
 Căn cứ kế hoạch 460/KH-PGDDT, ngày 08 tháng 5 năm 2019 Kế hoạch xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025 của ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện Cần Giuộc;
 Căn cứ công văn 529/PGDĐT-TH, ngày 29/5/2019 Hướng dẫn tuyên truyền và  xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học;
Trường MG Phước Vĩnh Đông xây dựng kế hoạch văn hóa ứng xử trong trường học năm 2024 như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.  
Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và trẻ để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa;
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, trẻ được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b) Có ít nhất 95% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học.
c) 100% lớp học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của cán bộ, viên chức, nhân viên, trẻ trong trường học.
- Hiệu trưởng các đơn vị trường học tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, trẻ, cha mẹ trẻ và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tổ chức triển khai các tài liệu giáo dục, tuyên truyền về văn hóa học đường, ứng xử văn hóa dành cho cán bộ, viên chức, nhân viên, trẻ trong các cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn TN tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, viên chức, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử.
- Các lớp tuyên truyền đến cha mẹ trẻ, trẻ về việc thực hiện quy tắc ứng xử trường học qua bảng tin, trang zalo nhóm lớp,... qua giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
2. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học
a) Trên cơ sở những quy định quy tắc ứng xử trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ, viên chức, nhân viên, trẻ, cha mẹ học trẻ,…).
b) Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử.
c) Quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên và người học biết và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử.
d) Bộ Quy tắc ứng xử phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website của nhà trường, trong phòng học, phòng làm việc và những nơi cần thiết khác của nhà trường; gửi tới từng thành viên nhà trường thông qua hệ thống zalo, ...
đ) Cán bộ, viên chức, nhân viên, cán bộ Đoàn, Công đoàn nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học trong các buổi hội họp, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ thông qua trang zalo nhóm lớp, qua cuộc họp PHHS,... giáo dục trẻ thông qua các hoạt động.
e) Phát huy tính gương mẫu của cán bộ, viên chức, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách cho cán bộ, viên chức, nhân viên, trẻ; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học.
3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học
Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em trong các đơn vị trường học; thể hiện được giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử: nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo, vùng miền. Giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho cán bộ, viên chức và trẻ.
Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường, trong các chuyên đề lễ giáo, hoạt động giáo dục,...để hình thành và phát triển ở trẻ ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễ phép, kính trọng, yêu thương thầy giáo, cô giáo, ông bà, cha mẹ; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp).
4. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử
4.1. Nhà trường
- Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi, nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử văn hóa của cán bộ, viên chức, nhân viên nhà trường.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; các chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị cốt lõi để sử dụng tại nhà trường.
- Tổ chức trao đổi về xây dựng văn hóa ứng xử trong các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn,...
- Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, văn hóa ứng xử trong nhà trường.
- Tổ chức xử lý các cá nhân có hành vi vi phạm bộ quy tắc ứng xử, công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc liên quan.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên và trẻ trong việc tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Các lớp trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, lớp và hướng dẫn trẻ chăm sóc hàng ngày.
4.2. Gia đình
- Có trách nhiệm chính giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng.
- Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lý các tình huống có liên quan.
- Ông bà, cha mẹ tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nêu gương cho học sinh trong ứng xử văn hóa.
- Có hình thức phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Phối hợp với nhà trường xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình cho trẻ trong từng năm học.
4.3. Chính quyền địa phương
- Xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền.
- Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng văn hóa ứng xử cho trẻ tại cộng đồng; hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đưa nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn thành một trong các nội dung công tác của đơn vị và được tổng kết, đánh giá hàng năm.
- Huy động và sử dụng các thiết chế văn hóa tại địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa ngoài nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa ứng xử trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý; có hình thức động viên khen thưởng các cá nhân làm tốt; xử lý đối với các trường hợp để xảy ra các vấn đề về bạo lực học đường, ứng xử thiếu văn hóa.
III. Tổ chức thực hiện
- Nhà trường xây dựng kế hoạch tại đơn vị; tuyên truyền và tổ chức bồi dưỡng cán bộ, viên chức về xây dựng văn hóa học đường và văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trường học đến cán bộ, viên chức, nhân viên, cha mẹ trẻ và trẻ.
- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử.
- Các lớp chịu trách nhiệm về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại lớp.
- Mỗi cá nhân trong nhà trường thực hiện quy định về quy tắc ứng xử trong trường học; tiếp tục triển khai thực hiện chủ đề xây dựng trường mầm non xanh- an toàn- thân thiện.
- Chọn cử cán bộ, viên chức tham dự bồi dưỡng, tập huấn về xây dựng văn hóa học đường và văn hóa ứng xử trong trường học (khi có công văn triệu tập).
- Khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và trẻ thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tuyên dương những cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
- Mỗi cá nhân ký cam kết thực hiện bộ quy tắc ứng xử trường học.
Trên đây là kế hoạch văn hóa ứng xử trong trường học năm 2024 của trường MG Phước Vĩnh Đông./.

 

 
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
Võ Thị Thắm
- Triển khai HĐSP;
- Lưu: VT.
 
 
 
  •  
 
 
 
Tác giả: Võ Thị Thắm