Trường Mẫu giáo Phước Vĩnh Đông

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO

Hậu quả béo phì chia 2 nhóm:
  • Thể chất: Có nguy cơ mắc các bệnh sau:
  • Bệnh động mạch vành.
  • Suy tim, tai biến mạch máu não.
  • Cao huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường loại 2.
  • 1 số bệnh về ung thư: vú, tuyến tiền liệt, đại tràng… ( béo phì ở trẻ làm tăng nguy cơ ung thư khi trưởng thành).
  • Xã hội:  Bạn sẽ cảm thấy:
  •  Thiếu tự tin
  • Giảm chất lượng cuộc sống
    1. NGUYÊN NHÂN:
  • Có thể do bệnh lý: Bệnh về nội tiết (suy giáp, cường insulin…), di truyền (hội chứng Prader-Wili, hội chứng Turner’s…),
  • Do cung quá cầu: trẻ ăn quá nhiều nhưng tiêu hao quá ít.
  • Nguyên nhân của sự ăn uống quá mức độ: Dĩ nhiên là do các bà mẹ. Bà mẹ nào cũng mong cho con trẻ “ Hay ăn, chóng lớn” và khi thấy trẻ ăn nhiều thì rất mừng, điều đó thật dễ thong cảm. Tuy nhiên, việc để trẻ ăn uống quá mức, một cách tự do nhất là ăn uống quá nhiều các loại bánh hấp dẫn: bánh ngọt, nước ngọt, sôcôla là điều không nên làm.
    1. GIẢI PHÁP:
  1. Điều trị béo phì là thay đổi cả lối sống:
  •  Quy tắc đầu tiên của phương pháp điều trị béo phì là cần có sự hợp tác tích cực từ phía gia đình của trẻ và bản thân trẻ. Mục tiêu là phải thay đổi lối sống mà bé đã quen trong thời gian dài. Nếu không tuân thủ theo qui tắc này thì tỉ lệ thất bại rất cao, khả năng trẻ bị béo phì nặng hơn cũng khó tránh khỏi. Do đó, gia đình và bé sẽ được bác sĩ tham vấn trước khi đưa ra quyết định điều trị. Mỗi trường hợp béo phì có nguyên nhân khác nhau vì vậy phương pháp điều trị ở mỗi trẻ béo phì cũng khác nhau. Nếu trẻ có biểu hiện các biến chứng béo phì hoặc trên 7 tuổi bị béo phì mức độ nặng, trẻ phải được điều trị giảm cân, nhưng cần có sự kiểm soát của bác sĩ dinh dưỡng do cơ thể trẻ đang tăng trưởng không thể máy móc áp dụng chế độ của người lớn. Với trẻ béo phì mức độ trung bình và chưa có biến chứng, chúng ta cần có chế độ ăn uống và luyện tập thích hợp để giúp trẻ đứng cân và tăng chiều cao. Khi bé có chỉ định giảm cân, sau mỗi tháng điều trị, bé cần giảm khoảng 500g, vì nếu trọng lượng giảm quá nhanh có thể gây tổn thương về tâm lý hay biến chứng ở gan, mật...
              Trong việc ăn uống của trẻ, nên theo thực đơn của bác sĩ, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển như đạm, vitamin, chất khoáng… Vẫn khuyến khích trẻ uống sữa, nhưng sử dụng sữa ít béo hoặc không béo, không đường. Không nên cho trẻ ăn khuya.
  1. Hạn chế tối đa cho trẻ ăn những thức ăn giàu năng lượng rỗng như nước ngọt, các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường, chất béo, dầu mỡ, các món chiên, xào…
  2. Với những trẻ thích ăn vặt, có thể cho bé chơi các trò chơi có tính giáo dục để bé quên cảm giác thèm ăn. Nếu trẻ vẫn đòi ăn thì nên cho bé ăn “độn” những món nhiều chất xơ như trái cây, nước ép hoa quả không đường, khoai lang, các loại rau…
  3. Trong quá trình điều trị, gia đình không nên chỉ trích trẻ nhằm tránh tình huống bé có những phản ứng không tốt, quá trình điều trị sẽ dễ thất bại.Trong giai đoạn trẻ bắt đầu phải thay đổi lối sống, tâm lý ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Cha mẹ nên tập cho bé quen dần với lối sống năng động. Ví dụ: khi bé học bài thuộc lòng, có thể khuyên bé vừa đi vòng quanh phòng vừa học, cũng là một cách giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Hãy khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đạp xe khi có thời gian rảnh. Cho bé chơi những môn thể thao có sức bền. Không nên ép trẻ chơi những môn vận động quá nặng như cử tạ vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.
  4. Để đạt được hiệu quả tối đa, trước tiên người lớn trong gia đình phải là những tấm gương tiên phong trong “cuộc chiến chống béo phì”. Ngoài ra, không nên áp dụng biện pháp “cấm đoán” mà nên dùng biện pháp "thay thế", như thay thế món chiên xào bằng món luộc hấp, thay lon nước ngọt bằng một ly nước lọc, thay dĩa cơm tấm bì chả bằng một tô bún mọc nhiều rau…, không để bé ngồi xem ti vi mà có thể dắt bé đi công viên, nhà sách…
  5. Phụ huynh cần hiểu rằng “để bé béo phì ăn ít lại” là một quá trình hợp tác, quyết tâm lâu dài giữa gia đình bệnh nhân, trẻ béo phì và bác sĩ. Có nhiều trường hợp lúc nhỏ trẻ bị suy dinh dưỡng, khi lớn gia đình lại cho bé ăn nhiều, liên tục không kiểm soát, kết quả bé bị béo phì cần điều trị. Để ngăn ngừa tình trạng trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá sự phát triển thể chất, tinh thần, phát hiện các bệnh lý, trong đó có thừa cân béo phì.
                                                                              Phước Vĩnh Đông, ngày 22/10/2018
                                                                                                      Người viết
                                                                                  Nguyễn Thị Thanh Trúc ( giáo vien chủ nhiệm lớp lá 2)