-
tuyên truyền về ATTP trường học
09/05/2021Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm trường mầm non Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non. Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sỡ giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sỡ giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn. Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường,…để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ. NHÀ TRƯỜNG LUÔN THỰC HIỆN TỐT 10 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Nguyên tắc 1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn. Nguyên tắc 2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C. Nguyên tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm. Nguyên tắc 4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Nguyên tắc 5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại. Nguyên tắc 6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín). Nguyên tắc 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn. Nguyên tắc 8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Nguyên tắc 9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại. Nguyên tắc 10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Sưu tầm -
tuyên truyền giáo dục tư tưởng học sinh trên môi trường mạng
09/05/2021Phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường Internet Ngày nay, với sự phát triển của internet và sự đa dạng của các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng... những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em là mối lo lắng lớn của mọi gia đình.Khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng, bên cạnh cơ hội được tiếp cận với nguồn thông tin phong phú, trẻ em có nguy cơ chịu nhiều rủi ro và bị xâm hại nhiều hơn. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, cách phòng tránh trẻ em nghiện mạng, nghiện facebook... đang là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, việc cho phép trẻ làm quen với các thiết bị công nghệ và dạy trẻ sử dụng internet là cần thiết.Việc ngăn cấm hoàn toàn trẻ sử dụng internet cũng đồng nghĩa với việc ngăn trẻ hiểu biết xã hội, công nghệ và các ưu điểm to lớn mà internet mang lại.Tuy nhiên, cha mẹ nên trang bị cho con cái những nguyên tắc, kỹ năng cần thiết khi con tiếp xúc với mạng. Nhiều nguy cơ rình rập trẻ em trên các trang mạng xã hội (Ảnh minh họa) Khi cho trẻ sử dụng mạng, cha mẹ nên dạy trẻ bảo mật thông tin cá nhân, quy định thời gian sử dụng mạng, khuyến khích trẻ vào những hoạt động chăm sóc bản thân, dạy kỹ năng sống và kiểm soát nội dung truy cập của trẻ. Trên thực tế, trẻ em được cha mẹ dặn không cung cấp thông tin về bản thân và gia đình cho người lạ. Tuy nhiên, trẻ lại sẵn sàng điền đầy đủ thông tin này khi tham gia trả lời các câu hỏi trên mạng. Vấn đề là sự đa dạng các hình thức trên mạng không giống với các trường hợp trong thực tế nên trẻ em không đủ nhận thức để phòng tránh.Thậm chí, ngay cả các bậc cha mẹ cũng không đủ kiến thức về mạng xã hội để dạy con em cách phòng tránh.Khi bị tiết lộ thông tin thuộc bí mật cá nhân và bị sử dụng thông tin cá nhân vào các mục đích xấu, trẻ em dễ bị lôi kéo, kích động để vi phạm pháp luật, bị xâm hại tình dục, bóc lột và lừa đảo qua các trò chơi trên mạng. Trẻ có thể bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ những nguồn thông tin thiếu lành mạnh.Cho trẻ tiếp xúc với internet là điều cần thiết, song vấn đề cần thiết hơn nữa chính là việc trang bị kỹ năng tự phòng bị cho trẻ khi sử dụng mạng.Hiện nay, nhiều trẻ học lớp 1, 2 đã có tài khoản facebook và bắt đầu làm quen, kết giao trên mạng.Việc sử dụng facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện facebook đang dần trở nên đáng báo động đối với toàn xã hội.Trong số những hành vi nghiện đã có như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, hành vi nghiện facebook được cho là một kiểu của hành vi nghiện mới. Hành vi này chưa đáng sợ vì không mang đến những hậu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, nghiện facebook lại ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý bình thường của trẻ em cũng như việc hình thành nhân cách.Nghiện facebook đã và đang trở thành một căn bệnh đang len lỏi trong cuộc sống hiện đại. Không ít trẻ em mải mê “sống ảo” trên facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành, cũng không ít gặp những hành vi lệch chuẩn được chia sẻ trên mạng xã hội nói chung và trên facebook nói riêng, cùng những lời nhận xét, bình luận. Ví dụ như việc các em đưa lên facebook nội dung chửi mắng thầy cô, bạo lực học đường, đăng tải những hình ảnh quái dị, những biểu hiện của lối sống lệch lạc, thách đố nhau trên facebook... Nghiện facebook là việc một cá nhân dành thời gian quá nhiều cho việc sử dụng facebook, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống.Nghiện facebook xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, trong đó có một số biểu hiện như cố gắng cắt giảm việc sử dụng facebook mà không được, cảm thấy một sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều, sử dụng facebook mọi lúc, mọi nơi mà không có mục đích và cảm thấy bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng facebook. Khi đã “nghiện facebook”, việc học tập và sinh hoạt của trẻ sẽ bị xáo trộn, về lâu dài sẽ có những tác động xấu lên tâm lý, thói quen, nhân cách, sự phát triển của trẻ. Những nội dung không lành mạnh trên các kênh giải trí trực tuyến cũng là các nguy cơ đối với trẻ em (Ảnh minh họa) Việc sử dụng mạng hiệu quả, hợp lý, có mục đích đồng thời hướng sự chú ý và thời gian rảnh của trẻ vào những hoạt động vui chơi giải trí khác là những việc cha mẹ nên làm để tranh cho con cái nghiện mạng xã hội, nghiện facebook! Tác giả: Nguyễn Thị Diệu Thúy -
Thông báo vv lấy ý kiến mức học phí NH: 2021-2022
17/03/2021Thông báo về việc lấy ý kiến mức thu học phí năm học 2021-2022 -
Thông báo về việc cho trẻ đi học trở lại
25/02/2021Thông báo V/V cho trẻ đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ dịch Covid-19 -
Thông báo tuyển sinh trẻ 5 tuổi
05/08/2020 -
THỰC ĐƠN THÁNG 6 TỪ NGÀY 1/6-->30/6
28/05/2020Nhằm đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện -
THÔNG BÁO V/V TỔ CHỨC HỌC BÁN TRÚ CỦA TRƯỜNG MG PHƯỚC VĨNH ĐÔNG
13/05/2020THÔNG TIN PHỤ HUYNH V/V TỔ CHỨC HỌC BÁN TRÚ CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG.